Máy bơm nước chân không và những thông tin cơ bản – Phần 2 - Thế giới máy bơm
Hỗ trợ
Bộ phận kĩ thuật
  • Mr.Nam

    0916.898.114

Bộ phận kinh doanh
  • Mr.Hiếu

    0934.456.823

  • Ms.Ngân

    0982.318.798

  • Mr.Nguyễn

    0918.696.114

  • Ms.Hoan

    0968.610.628

Danh mục sản phẩm

Máy bơm nước chân không và những thông tin cơ bản – Phần 2

 Có khả năng hút sâu lớn hơn các dòng máy bơm ly tâm thông thường khác

Những dòng máy bơm ly tâm thông thường chỉ có thể hút nước với độ sâu từ 8 – 9m, trong những trường hợp độ sâu lớn hơn 10m, người ta phải dùng củ hút sâu chuyên dụng rất nhiều rắc rối. Máy bơm nước chân không thì khắc phục được điều này.

Khi độ sâu lớn hơn 10m cũng là khi xuất hiện hiện tượng khí xâm thực. Đây chính là hiện tượng xuất hiện bọt khí bởi nước bị hóa hơi. Vì máy bơm chân không có thể hút cả nước và không khí, nên nước và không khí vẫn có thể được bơm lên. Trong trường hợp giếng khoan quá sâu hơn 20m thì các bạn phải sử dụng đến máy bơm nước giếng khoan sâu nhé.

Có khả năng tự mồi

Máy bơm nước chân không có thiết kế phần cánh và khoang bơm có kèm các cửa hút, cửa xả ở trên buồng bơm, nhờ đó mà chúng có khả năng tự mồi cực tốt. Bạn chỉ cần mồi nước lần đầu cho máy bơm, sau mỗi lần bơm sẽ có thêm lượng nước được lưu lại trong buồng bơm – phần nước góp phần vào quá trình tự mồi giúp máy bơm hoạt động.

Nguyên lý hoạt động của máy bơm  nước chân không

Máy bơm nước chân không là thiết bị ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người, từ sinh hoạt đến sản xuất. Về nguyên lý hoạt động của máy bơm nước chân không, chúng tôi xin được tóm tắt ngắn gọn như sau:

Máy bơm nước này hoạt động trên nguyên tắc piston quay trong chất lỏng, cánh bơm và trục là các bộ phận chuyển động. Trục và bánh công tác lắp ráp được đặt lệch tâm so với vỏ bơm. Khi cánh bơm quay chất lỏng, lực văng ly tâm hướng ra ngoài tạo nên 1 vòng chất lỏng quay vòng sao cho đồng tâm với vỏ bơm.

Vì các vị trí lệch tâm của cánh bơm chất lỏng di chuyển theo hướng từ trục tạo thành vòng xoáy, kéo theo đó là không khí được hút vào và xả khí tại những vị trí khoảng trống cánh bơm. Khi cánh bơm quay, 1 dòng chất lỏng được tạo ra bởi lực ly tâm vì cánh máy bơm quay tạo ra. Vì có cấu tạo đặc biệt nên khoảng trống ở cổng hút hút không khí thông qua cổng hút. Sau đó, chất lỏng phải quay trở về không gian giữa lưỡi các cánh bơm, từng bước 1 đẩy không khí qua cổng xả. Không gian giữa các lưỡi cánh công tác chạm tới cổng xarc cũng là lúc vòng chất lỏng buộc không khí bị nén giữa các cổng xả và lưỡi dao.